Chuan Kien Thuc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chuan Kien Thuc

Goc hoc tap.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Câu 01:Sự Phân hoá giai cấp trong xã hội.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 10
Join date : 07/03/2008

Câu 01:Sự Phân hoá giai cấp trong xã hội. Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu 01:Sự Phân hoá giai cấp trong xã hội.   Câu 01:Sự Phân hoá giai cấp trong xã hội. Icon_minitimeWed Mar 12, 2008 3:25 am

Làm bài:

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuột địa lần hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc.
Bên cạnh các giai cấp củ vẫn còn,giờ đây xuất hiện những giai cấp mới.
Mỗi một giai cấp và tầng lớp xã hội có địa vị và quyền lợi khác nhau,nên có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

*Đối với giai cấp củ:
-Giai cấp địa chủ phong kiến:tiếp tục bị phân hoá và chia làm 2 bộ phận,mỗi một bộ phận có thái độ khác nhau trước kẻ thù và trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+Bộ phận nhỏ là đại địa chủ giàu có lên nhờ dựa và Pháp,vì thế bộ phận này chống lại cách mạng và trở thành đối tượng của cách mạng.
+ Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ,bị pháp chèn ép về kinh tế nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc và tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
-Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số họ là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất,chính sách sưu thuế,địa tô,phu phen tạp dịch dưới chế độ phong kiến.Công cuộc khai thác thuộc địa làm cho giai cấp nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô rộng lớn.
Do bị áp bức bóc lột nặng nề của thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước,có tinh thần chống đế quốc và phong kiến,là lược lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
*Đối với các giai cấp và tầng lớp mới:
-Giai cấp tư sản:Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ I kết thúc.Trong quá trình phát triển nó được chia làm 2 bộ phận.một là tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc,nên cấu kết chặt chẻ chính trị với chúng,một bộ phận khác là tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập,phát triển kinh tế dân tộc,nên ít nhiều có tinh thần dân tộc,dân chủ,chống đế quốc và phong kiến,nhưng lập trường không vững dễ dàng thỏa hiệp và cãi lương khi đế quốc mạnh
-Tầng lớp tiểu tư sản:ra đời cùng với tầng lớp tư sản.Tầng lớp tiểu tư sản củng bị đế quốc chèn ép bạc đãi,khinh rẻ,đời sống bấp bênh,gặp nhiều khó khăn,dể bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp..Tầng lớp tiểu tư sản nhạy bén với tình hình trính trị,có tinh thần cách mạng,hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc,dân chủ ở nước ta.
-Giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng,trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp(Từ 14 vạn(1914) lên 22 vạn (1929)).Giai cấp công nhân Việt Nam chịu nhiều tầng áp bức bóc lột nên cuộc sống của họ vô cùng khổ cực.
Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế giai cấp công nhân Việt nam còn có những đặc điểm sau:
+Bị áp bức bóc lột năng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất
+Có quan hệ tự nhiên gắn với giai cấp nông dân.
+Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc
+Giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác_Lên,tiếp thu ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng thế giới sau chiến tranh.
Giai cấp công nhân Việt Nam với hoàn cảnh ra đời và điều kiện phát triển cùng với các đặc điểm của mình,là giai cấp yêu nước,cách mạng,cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực lượng chính của cách mạng,trong đó giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

*Các mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Do tác động kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp làm cho xã hội Việt Nam nảy sinh hai mâu thuẩn cơ bản:
-Mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
-Mâu thuẩn giữa giai cấp nông dân và bọn địa chủ phong kiến.
Hai mâu thuẩn này vừa là nên tản vừa là động lực thúc đẩy phong trào yêu nước chống thực dân Pháp và Phong Kiến.
Về Đầu Trang Go down
https://ontap.forum-viet.com
 
Câu 01:Sự Phân hoá giai cấp trong xã hội.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu Hỏi:Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chuan Kien Thuc :: Khôi C :: Môn Sư-
Chuyển đến